Rubik 4×4 là một bản nâng cấp khó hơn rất nhiều so với rubik 3×3 và 2×2, nếu anh em đã chơi thành thạo rubik 3×3 và muốn thử chơi sang một cấp độ cao hơn thì bài viết của Game B52 về cách giải rubik 4×4 này dành cho anh em. Hãy dành chút thời gian để đọc bài và thực hành cách chơi rubik 4×4 đơn giản nhất ở bên dưới nhé.
Bước đầu trong cách giải rubik 4×4
Để bắt đầu giải rubik 4×4, người chơi cần nhận biết rõ những điều cơ bản có trong khối rubik này. Rubik 4×4 là khối rubik với 6 mặt, 8 viên góc, 24 viên cạnh, và 24 viên tâm.
Khối rubik này có các viên tâm không cố định nên trong cách xoay rubik 4×4 sẽ mang đến điểm đặc biệt riêng so với các khối rubik còn lại. Rubik 4×4 có độ khó trong khi xoay cao hơn nhiều, bởi khối rubik 4×4 có 2 khối cạnh trên 1 cạnh.
Người chơi cũng sẽ phải làm quen với các kí hiệu trong trò chơi rubik 4×4, để có thể hiểu được công thức xoay rubik 4×4. Sẽ có 2 phần kí hiệu anh em phải thuộc đó là:
- Phần mặt ngoài: Tương tự như rubik 3×3, các kí hiệu mặt của rubik 4×4 bằng chữ cái tiếng anh tương ứng là F (Front – Trước) tương ứng với màu Xanh lá, R (Right – Phải) tương ứng với màu Cam, L (Left – Trái) tương ứng với màu Đỏ, B (Back – Sau) tương ứng với màu Xanh dương, U (Up – Trên) tương ứng với màu Vàng, D (Down – Dưới) tương ứng với màu Trắng.
- Phần mặt trong: Sẽ được kí hiệu bằng các chữ viết thường cũng tương ứng với các kí hiệu của mặt ngoài là f, r, l, b, u, d. Ví dụ: Mặt liền kề bên trong của mặt L (trái) có kí hiệu là l.
Bên cạnh đó, người chơi cũng từ cách kí hiệu để biết cách xoay rubik 4×4. Với chữ in hoa thì sẽ xoay theo chiều kim đồng hồ 90 độ, chữ kèm dấu (‘) thì xoay ngược chiều kim đồng hồ 90 độ và chữ kèm số 2 đằng sau thì sẽ xoay hai lần tương ứng 180 độ. Nếu xoay cả hai mặt trong và ngoài, thì công thức xoay rubik 4×4 viết tắt thành Xw (X sẽ là các mặt R L D U F B).
Giải từ trung tâm khối rubik
Như đã đề cập ở trên, phần tâm rubik 4×4 là không cố định và điều này đúng với các rubik chẵn tầng. Vì vậy, điều quan trọng nhất để hoàn thành được phần tâm này là phải nắm chắc quy tắc màu của rubik 4×4.
Các màu tâm phải đối xứng nhau theo cặp: Trắng – Vàng; Xanh lá – Xanh dương; Đỏ – Cam. Để đơn giản, anh em nên đặt màu trắng ở mặt D (dưới), thì tương ứng màu vàng sẽ nằm ở mặt U (trên). Các mặt tiếp theo sẽ là Xanh lá mặt F (trước), màu Cam mặt R (phải), màu Đỏ mặt L (trái) và cuối cùng màu Xanh dương sẽ ở mặt B (sau).
Sau khi đã nắm rõ hướng dẫn xoay rubik 4x4x4 nhập môn, thì sẽ đi qua các giải tâm rubik 4×4. Anh em sẽ bắt đầu với màu trắng, việc giải tâm màu trắng đầu tiên đơn giản chỉ cần đưa chúng về một mặt mà thôi với công thức rubik 4×4: Dw’, Rw’, Dw.
Khi đã hoàn thành mặt màu trắng, người chơi sẽ nên để mặt trắng đã hoàn thành xuống dưới đáy và chuyển qua phần tâm màu vàng ở mặt đối diện. Sau đó sẽ sử dụng hai công thức ứng với hai trường hợp này như sau: Rw, U, Rw’ và Rw, U2, Rw’.
Khi anh em đã hoàn thành 2 mặt trắng – vàng, thì sẽ làm 4 tâm còn lại. Gợi ý cho anh em là nên để mặt trắng và vàng đã hoàn thành sang bên trái phải để tránh bị đảo lộn. Anh em tiếp tục lần lượt làm các tâm còn lại và hãy chú ý tới quy tắc màu để không bị làm sai.
Ghép các cặp cạnh rubik
Sau khi thực hiện cách giải rubik 4×4 cho phần tâm hoàn thành, người chơi hãy tiếp tục làm theo hướng dẫn xoay rubik 4x4x4 nhập môn để ghép các cặp cạnh. Công thức rubik 4×4 được áp dụng khi người chơi xác định viên cạnh ở mặt màu mà mình muốn ghép đôi.
Sau đó, giữ khối rubik để viên cạnh này nằm giữa mặt R (mặt phải) và mặt F (mặt trước), cùng lúc đó anh em tìm viên cạnh còn lại có cùng hai mặt. Sử dụng cách xoay rubik 4×4 các mặt U, L, D, B để di chuyển viên cạnh này về 1 trong hai trường hợp dưới đây.
- Trường hợp 1: Sử dụng công thức R, F’, U, F.
- Trường hợp 2: Sử dụng công thức d, R, F’, U, R’, F, d’.
Anh em nên biết các cạnh của khối rubik 4×4 được cấu tạo từ 2 mảnh rời, vì vậy cần đưa chúng về một mặt. Công thức xoay rubik 4×4 tuy ngắn nhưng dễ gây xáo trộn ở 1 cạnh khác, nên khi đã hoàn thành được một cạnh thì hãy di chuyển cạnh đó sang mặt an toàn.
Người chơi sẽ phải sử dụng 3 công thức rubik 4×4 lần lượt là: Uw, L’, U’, L, Uw’; Uw’, R, U, R’, Uw; R, U’, B’, R2′. Khi đến cặp cạnh cuối, những công thức phía trên không còn sử dụng được nữa. Lúc này, anh em sẽ sử dụng công thức sau: Dw, R, F’, U, R’, F, Dw’.
Sử dụng cách giải rubik 3×3
Được phát triển lên từ khối rubik 3×3, nên rubik 4×4 sẽ phần nào đó có cách giải như rubik 3×3. Với những anh em chuyên giải rubik, thì cách xoay rubik 4×4 sẽ đưa khối này dần dần về dạng rubik 3×3. Lúc này 4 viên ở giữa sẽ là tâm, cạnh sẽ là 2 viên đã ghép ở trên.
Sau khi anh em giải được trung tâm và các cặp cạnh của khối rubik 4×4 như ở trên thì khối rubik đó sẽ về dạng rubik 3×3, điều cần làm tiếp theo đó là xoay các cạnh ngoài theo công thức giải rubik 3×3 cho đến khi hoàn thành.
Trên đây là cách giải rubik 4×4 cơ bản và đơn giản nhất, hy vọng với các hướng dẫn xoay rubik 4x4x4 nhập môn, anh em đã nắm được cách xoay rubik 4×4 và thành thục nó.